Gỗ ép công nghiệp

Posted by

Định nghĩa Gỗ ép công nghiệp là gì?

Người ta hay gọi Gỗ ép công nghiệp hay còn được gọi là ván ép .Nó được tạo nên từ 70-80% nguyên liệu gỗ (vỏ bào, mùn cưa, dăm gỗ, sợi gỗ, ván gỗ) kết hợp với keo dính và các chất phụ gia khác sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại để kết dính nguyên liệu gỗ lại với nhau.

Các loại gỗ ép công nghiệp

Tất tần tật về gỗ ép công nghiệp
Tất tần tật về gỗ ép công nghiệp

Ván dăm

  • Ván dăm hay còn gọi là ván Okal, Particle Board.
  • Thành phần bao gồm: Dăm gỗ, vụn, vỏ bào, mẩu gỗ nhỏ, mùn cưa… hoặc rơm rạ, thân cây bông, bã mía, cây lanh, cây gai dầu (có chứa Lignin và Cellulose trong thành phần cấu tạo) đã qua xử lý, với keo UF/MUF và các chất phụ gia khác.
  • Độ dày thông dụng của ván dăm: 17, 18, 25 (mm)
  • Các khổ ván dăm thông dụng: 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm)
  • Tỷ lệ thành phần nguyên liệu: khoảng 80% nguyên liệu gỗ tự nhiên, 9 – 10% keo kết dính, 7 – 10% nước và dưới 0,5% thành phần khác.
  • Tỷ trọng trung bình: 650 – 750 kg/m3

Gỗ ép công nghiệp MDF

Nguyên liệu sử dụng: Mảnh vụn, nhánh cây,.. gỗ tự nhiên.

  • Tên gọi khác: ván sợi gỗ mật độ trung bình, ván mịn
  • Thành phần: các sợi gỗ nhỏ (lấy từ thân/cành/nhánh cây gỗ tự nhiên sau khi được xử lý bằng máy móc), keo kết dính UF/MUF và các chất phụ gia khác tùy theo công năng của tấm ván.
  • Tỷ lệ thành phần: khoảng 75% nguyên liệu gỗ tự nhiên, 11 – 14% keo kết dính, 6 – 10% nước và dưới 1% thành phần khác.
  • Tỷ trọng trung bình: 680 – 840 kg/m3 .
  • Các khổ ván MDF thông dụng: 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm).
  • Độ dày thông dụng: 3, 5, 9, 12, 15, 17, 18, 25 (mm).
Gỗ ép công nghiệp MDF

Gỗ ép công nghiệp HDF

Nguyên liệu:

Các loại gỗ rừng ngắn ngày (cao su, bạch đàn,..)

  • Tên gọi khác: ván sợi gỗ mật độ cao.
  • Thành phần: bột gỗ, keo kết dính và các chất phụ gia.
  • Tỷ trọng trung bình: 800 – 1040 kg/m3.
  • Kích thước thông dụng: 2000 x 2400mm.
  • Độ dày thông dụng: 6 – 24 mm.
  • Tỷ lệ thành phần: khoảng 85% nguyên liệu gỗ tự nhiên.
  • Sản xuất: tương tự như ván MDF nhưng nhiệt độ và áp suất cao hơn nhiều lần để tăng độ cứng, bền cho tấm ván HDF.

Ưu nhược điểm của từng loại gỗ ép công nghiệp

Loại gỗ Ưu điểm Nhược điểm
Ván dăm ·       Chịu lực thẳng đứng tốt

·       Khi kết hợp với vật liệu phủ bề mặt sẽ có khả năng chống thấm, chống ẩm, chống trầy xước tốt

·       Có mức giá thấp nhất trong 3 loại

·       Có độ bền cơ lý và độ cứng tương đối cao

·       Khả năng chịu tải trọng kém

·       Khi cắt, các cạnh dễ bị bị mẻ

·       Tuổi thọ thấp hơn ván MDF, HDF

Ván MDF ·       Bề mặt mịn, có thể sơn trực tiếp hoặc ép bề mặt trang trí như melamine, laminate

·       Tiện dụng cho việc thiết kế các sản phẩm có kích thước lớn mà không cần chắp nối

·       Giá thành thấp hơn ván HDF, ván dán và gỗ tự nhiên

·       Khi cắt, cạnh không bị mẻ

·       Hạn chế về độ dày

·       Khả năng chịu nước kém hơn ván HDF

Ván HDF ·       Khả năng chịu tải trọng tốt

·       Ứng dụng cho nhiều không gian trong nhà, ngoài trời

·       Độ cứng, độ bền, khả năng chịu va đập cao

·       Chống mối mọt, cong vênh tốt hơn 2 loại ván trên

·       Cách nhiệt, cách âm, chống ẩm, chống trầy xước tốt hơn ván MDF, ván dăm

·       Giá thành đắt ván dăm, ván MDF

·       Chỉ thi công được đồ nội thất ở dạng phẳng

Kích thước gỗ ép công nghiệp theo tiêu chuẩn mới nhất 2021

Trước đây ván ép được sản xuất phổ biến với kích thước 1200 x 2440 mm.

Tuy nhiên sau này ván ép có nhiều kích thước đa dạng hơn để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng, từ việc thiết kế các sản phẩm nội thất tới thi công các công trình kiến trúc lớn, vừa và nhỏ.

gỗ ép công nghiệp
Kích thước gỗ ép công nghiệp theo tiêu chuẩn mới nhất 2021

Chiều dày tấm gỗ ép công nghiệp

Tùy thuộc vào từng loại ván cũng như đặc tính của ván như ván chống cháy hay ván chống ẩm…

  • Ván dăm có độ dày khá đa dạng là 9mm, 12mm, 18mm, 25mm, 33mm,….
  • Ván MDF và ván HDF thì có thể được chia thành ván có độ dày thấp (2.5mm; 2.7mm; 3mm; 3.2mm; 3.6mm; 4mm; 4.5mm;….), ván có độ dày trung bình (12mm, 15mm, 16mm, 17mm, 18mm, 20mm,….) và ván có độ dày cao (24mm, 25mm, 30mm, 32mm)

Chiều rộng

Chiều rộng của các loại ván ép khá đa dạng về kích thước thường là 1200 mm, 1220 mm, 1160 mm, 1000 mm hoặc cũng có thể lên tới 1830 mm, 2000 mm.

Chiều rộng của các loại ván ép khá đa dạng

Chiều dài

Tương tự như chiều rộng thì kích thước chiều dài của các loại ván ép cũng rất đa dạng để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng cũng như đa số các không gian kiến trúc.

Phổ biến nhất vẫn là các kích thước 2000 mm, 2400 mm, 2440 mm.

Tiêu chuẩn ván ép

Mỗi loại ván ép như ván dăm, ván MDF hay ván HDF đều sẽ có những tiêu chuẩn và yêu cầu khác nhau về tỷ lệ thành phần và nguyên liệu đầu vào.

Tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào

Ván Dăm Ván MDF Ván HDF
Tỷ lệ thành phần 80% nguyên liệu gỗ tự nhiên 75% nguyên liệu gỗ tự nhiên 85% nguyên liệu gỗ tự nhiên
9-10% keo Urea Formaldehyde (UF) 11 – 14% keo kết dính Keo kết dính, nước và các chất phụ gia
7 – 10% nước 6 – 10% nước
Dưới 0,5% thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…) Dưới 1% thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…)
Nguyên liệu đầu vào Dăm, phoi vào, vụn gỗ, mùn cưa… đã được sàng lọc, phân loại và sấy khô để giữ độ ẩm phù hợp Sợi gỗ đã qua xử lý kỹ thuật để đảm bảo độ ẩm <20% và độ mịn phù hợp Bột gỗ có độ mịn và độ ẩm phù hợp
Tiêu chuẩn ván ép

Tiêu chuẩn Gỗ ép công nghiệp

Tiêu chuẩn đầu ra

Ván Dăm Ván MDF Ván HDF
Tỷ trọng trung bình: 650 – 750 kg/m3 Tỷ trọng trung bình: 680 – 840 kg/m3 Tỷ trọng trung bình: 800 – 1040 kg/m3
Khổ ván: 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm) Khổ ván: 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm) Khổ ván: 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm)
Độ dày: 17, 18, 25 (mm). Độ dày: 1, 3, 5, 9, 12, 15, 17, 18, 25 (mm) Độ dày: 6-24 (mm)

 Bảng giá gỗ ép công nghiệp các loại 2021

STT Độ dày (mm) Quy cách
1000 x 2000 1220 x 2440
1 8 85.000 115.000
2 10 105.000 135.000
3 12 125.000 150.000
4 16 155.000 205.000
5 18 175.000 235.000

Giá ván ép phủ nhựa (VNĐ/tấm)

STT Quy cách (mm) Đơn giá (VNĐ)
1 5 x 1220 x 2440 388.000
2 8 x 1220 x 2440 580.000
3 10 x 1220 x 2440 730.000
4 12 x 1220 x 2440 860.000
5 15 x 1220 x 2440 1.090.000
6 17 x 1220 x 2440 1.200.000
7 18 x 1220 x 2440 1.300.000

Giá gỗ công nghiệp chịu nước theo độ dày sản phẩm

STT TÊN SẢN PHẨM QUY CÁCH (mm) ĐVT SỐ LƯỢNG A/B
1 Ván ép chịu nước 3 x 1220 x 2440 Tấm 1 185.000 đồng
2 Ván ép chịu nước 5 x 1220 x 2440 Tấm 1 235.000 đồng
3 Ván ép chịu nước 7 x 1220 x 2440 Tấm 1 305.000 đồng
4 Ván ép chịu nước 9 x 1220 x 2440 Tấm 1 375.000 đồng
5 Ván ép chịu nước 12 x 1220 x 2440 Tấm 1 445.000 đồng
6 Ván ép chịu nước 15 x 1220 x 2440 Tấm 1 525.000 đồng
7 Ván ép chịu nước 18 x 1220 x 2440 Tấm 1 620.000 đồng
8 Ván ép chịu nước 20 x 1220 x 2440 Tấm 1 705.000 đồng
9 Ván ép chịu nước 22 x 1220 x 2440 Tấm 1 795.000 đồng
10 Ván ép chịu nước 25 x 1220 x 2440 Tấm 1 915.000 đồng
11 Ván ép chịu nước 30 x 1220 x 2440 Tấm 1 1.350.000 đồng
12 Ván ép chịu nước 40 x 1220 x 2440 Tấm 1 1.800.000 đồng
13 Ván ép chịu nước 45 x 1220 x 2440 Tấm 1 2.000.000 đồng
14 Ván ép chịu nước 50 x 1220 x 2440 Tấm 1 2.050.000 đồng
15 Ván ép chịu nước 55 x 1220 x 2440 Tấm 1 2.450.000 đồng
16 Ván ép chịu nước 60 x 1220 x 2440 Tấm 1 2.650.000 đồng
17 Ván ép chịu nước 65 x 1220 x 2440 Tấm 1 2.950.000 đồng
18 Ván ép chịu nước 70 x 1220 x 2440 Tấm 1 3.050.000 đồng

Lưu ý:

– Giá trên chưa bao gồm thuế GTGT và phí vận chuyển
– Dung sai +/- 0.5 mm
– Mọi sản phẩm đều được chà nhám phẳng bề mặt